Trong giao dịch ngoại hối, mỗi mẩu tin tức hoặc dữ liệu kinh tế đề có thể tác động đến thị trường tiền tệ. Khi liên hệ những biến động lớn của nền kinh tế với các tin tức liên quan đến chính trị, thiên tai, chiến tranh, chúng ta có thể thấy các tin tức trên có thể làm sụp đổ hoặc khôi phục một nền kinh tế. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn các tác động của các sự kiện chính trị, thảm họa thiên nhiên và khủng hoảng nhân đạo đến nền kinh tế.
1 Sự kiện chính trị
Các sự kiện chính trị bao gồm các tin tức có khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai quốc gia.
Tương tự, nếu có sự phát triển tích cực trong mối quan hệ của một quốc gia với một quốc gia khác có thể dẫn đến sự gia tăng giá trị đồng tiền của quốc gia đó.
Bên cạnh đó việc đồng đô la Mỹ được xem là đồng tiền cơ bản khiến các nhà đầu tư quan tâm đến những biến động chính trị của Mỹ hơn hết. Đặc biệt là các kỳ tranh cử Tổng thống Mỹ. Bởi vì mỗi một lần nắm quyền của bất kỳ vị Tổng thống nào cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chính sách tài khóa. Nhiều quan sát trái ngược được thực hiện từ các chế độ khác nhau khi thị trường chứng kiến hiện tượng bong bóng và sụp đổ ở các nhiệm kỳ. Dựa trên đảng phái của ứng cử viên là yếu tố cơ bản bên ngoài kết hợp với chu kỳ kinh tế để suy ra phản ứng thị trường. Bạn có thể theo dõi bài viết (****) đến thấy rõ biến động của giá vàng qua các thời kỳ Tổng thống Mỹ.
Những chuyến thăm của những người đứng đầu một quốc gia tới quốc gia khác cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị đồng tiền của hai quốc gia. Như năm 2017, sau chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam doanh nghiệp hai nước đã ký một loạt thỏa thuận thương mại trị giá tỷ USD, vị thế kinh tế của Việt Nam trên thế giới càng được nâng cao.
Ngoài ra ví dụ như việc cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 bất ngờ được thông qua đã đặt áp lực cực lớn lên đồng bảng Anh (GBP). Khi đó đồng bảng Anh đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 1985.
Thị trường về cơ bản không ưa thích sự bất ổn chính trị và đã có rất nhiều cuốn sách nói về sự ảnh hưởng của chính trị đến thị trường kinh tế đặc biệt là thị trường ngoại hối.
2 Thảm họa thiên nhiên
Những thảm họa thiên nhiên như bão, động đất, cháy rừng có thể bất ngờ ập đến và gây hậu quả nghiêm trọng về tài chính. Những sự kiện này có thể làm gián đoạn nền kinh tế của đất nước, dẫn đến giá trị đồng tiền có thể tăng hoặc giảm mạnh.
Ví dụ như thảm họa động đất ở Nhật năm 1995 giá dầu chỉ ở mức 17-21 USD/thùng và giá đồng yên vào khoảng 100 yên đổi 1 USD. Khi nhìn lại quá khứ cứ sau mỗi lần Nhật Bản gặp sự cố, đồng Yên luôn xảy ra biến động lớn. Như vậy đồng Yên có xu hướng giảm giá khi Nhật bị khủng hoảng kinh tế và tăng giá khi xảy ra những biến cố gây thiệt hại về người và của.
3 Khủng hoảng nhân đạo
Các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng bố có thể tàn phá đến nền kinh tế và tiền tệ của các quốc gia bị ảnh hưởng.
Đơn cử như cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tác động mạnh đến các đồng tiền kéo theo những dòng dịch chuyển thương mại, tạo ra thay đổi vị thế của một số đồng tiền mạnh và thị trường tài chính. Triển vọng chung của khu vực đồng Euro xấu đi trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao, và lo ngại về việc Nga cắt nguồn cung khí đốt đang kéo đồng tiền chung đi xuống. Năm 2022 đồng tiền chung châu Âu (Euro) đã giảm hơn 4% so với đồng đô la Mỹ. Trong khi đó vì đồng USD được coi là kênh trú ẩn an toàn và việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất dẫn đến đồng USD tăng hơn 10%, cao nhất trong vòng 20 năm. Hầu hết tiền tệ của các quốc gia trên thế giới, từ đồng peso Colombia, đồng rupee Ấn Độ, đồng zloty của Ba Lan, cho đến đồng rand Nam Phi, đều mất giá so với đồng USD.
Không chỉ giá trị của các đồng tiền cơ sở mà giá vàng cũng “lên xuống thất thường” kể từ sau cuộc xung đột. Bất ổn chính trị, chiến tranh làm giá vàng tăng cao vì đây được xem như sự bảo vệ tài sản trong thời điểm bất ổn. Giá vàng có thời điểm vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce (với mức sát 1.970 USD/ounce sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine bùng nổ). Nhưng rồi giá vàng lại lao dốc rất mạnh xuống đáy khi đồng USD lên giá.
Ngoài ra khủng hoảng dịch bệnh ví dụ như đại dịch coronavirus (COVID-19) mới vào năm 2020 dẫn đến các hạn chế cách ly, cấm đi lại và đóng cửa trên diện rộng đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế thế giới vào tình thế khó khăn hơn. Ngoài ra việc thiếu hụt thanh khoản và nhu cầu trú ẩn tăng cao cũng đẩy USD tăng mạnh sau đó giảm xuống thâos nhất sau khi việc thiếu hụt thanh khoản và nhu cầu trú ẩn tăng cao đã đẩy USD tăng mạnh mẽ, sau đó đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Fed thực hiện các chính sách nới lỏng định lượng.
Kết luận
Bên cạnh việc cập nhật thông tin về kinh tế, các thông tin liên quan đến chính trị, thiên tai, chiến tranh cũng rất quan trọng với các nhà giao dịch Forex. Bằng cách cập nhật các sự kiện tin tức này, các nhà giao dịch ngoại hối có thể đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt hơn và có khả năng tăng lợi nhuận của họ.
Cập nhật các thông tin tại Vantage. Vantage Vantage vừa là sàn giao dịch Forex đầy uy tín, vừa là trang thông tin cập nhật nhanh chóng đến trader. Là đối tác chiến lược với các công ty hàng đầu như: MetaQuotes, OneZero, Trading Central, Cellxpert. Từ đó các nhà giao dịch cơ hội giao dịch mạnh mẽ và tốc độ, có hiệu quả cao. Vantage lấy con người làm trung tâm và dành thời gian để hiểu rõ nhu cầu cụ thể của các trader.
Mở tài khoản giao dịch Vantage
Tại Vantage, các khóa học cơ bản về ngoại hối được tổ chức bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại hối. Các khóa học dành cho những trader newbie hoặc mong muốn tìm hiểu sâu hơn về thị trường Forex trước khi tham gia giao dịch. Đừng bỏ qua cơ hội đăng ký khóa học tại The Van Training Center.
Nguồn tham khảo:
Nhận xét
Đăng nhận xét